0 Hướng dẫn cách cài đặt biến tần Omron



Cách cài đặt dòng biến tần Omron - Dòng biến tần mới của Omron 3G3JX, 3G3MX và 3G3RX với nhiều tính năng hơn. Bài này hướng dẫn bạn cách cài đặt cơ bản dòng biến tần này. 

Biến tần Omrom
Biến tần Omrom

Bước 1: Cài đặt đặc tính của động cơ: -Lệnh A003: đặt tần số đối với đặc tớnh của động cơ, động cơ 50Hz thể đặt 50, 60Hz thể đặt 60. -Lệnh A004: đặt tần số lớn nhất cần điều khiển (chú ý đặt trong dải tần số mà động cơ có thể đáp ứng được) . -Lệnh H003: đặt giá trị khống chế công suất (dòng điện ) ra động cơ, thường đặt đúng bằng công suất động cơ. -Lệnh H004: đặt số cực cho động cơ (loại động cơ thông thường 1400-1500PRM thì số cực là 4 – mặc định). -Lệnh F002 : Thời gian tăng tốc (s/100Hz) -Lệnh F003 : Thời gian giảm tốc (s/100Hz)
  • Ấn nút Mode, chuyển Lên hoặc Xuống để di chuyển đến lệnh A003, Ấn phím Mode để vào màn hình đặt giá trị, chuyển phím Lên hoặc Xuống để đặt giá trị, sau đó ấn Enter để lưu (xác nhận) giá trị đặt. + Chuyển phím Lên hoặc Xuống để di chuyển đến lệnh A004, Ấn phím Mode để vào màn hình đặt giá trị, chuyển phím Lên hoặc Xuống để đặt giá trị, sau đó ấn Enter để lưu (xác nhận) giá trị đặt. + Chuyển phím Lên hoặc Xuống để di chuyển đến lệnh H003, Ấn phím Mode để vào màn hình đặt giá trị, chuyển phím Lên hoặc Xuống để đặt giá trị, sau đó ấn Enter để lưu (xác nhận) giá trị đặt. + Chuyển phím Lên hoặc Xuống để di chuyển đến lệnh H004, Ấn phím Mode để vào màn hình đặt giá trị, chuyển phím Lên hoặc Xuống để đặt giá trị (=4), sau đó ấn Enter để lưu (xác nhận) giá trị đặt. + 
Bước 2: Cài đặt chế độ điều khiển cho động cơ: -Lệnh A001: đặt tần số thay đổi bởi: 00- Núm volume trên biến tần; 01-biến trở nối vào chân FS(nguồn +10V), FV(đầu vào điện áp), FC(0V). Hoặc điện áp (0-10V) giữa chân FV và FC. Hoặc dòng (0-20mA) giữa chân FI và FC; 02-Nút Lên, Xuống trên biến tần. 03-truyền thông. -Lệnh A002: đặt giá trị cho phép động cơ chạy, dừng bởi: 01-Chân S1~S6 nối với chân SC 02-Phím Run, Stop trên biến tần. 03-Truyền thông. -Lệnh C001: lập trình chức năng đầu vào số cho chân S1 -Lệnh C002: lập trình chức năng đầu vào số cho chân S2 -Lệnh C003: lập trình chức năng đầu vào số cho chân S3 -Lệnh C004: lập trình chức năng đầu vào số cho chân S4 -Lệnh C005: lập trình chức năng đầu vào số cho chân S5 -Lệnh C006: lập trình chức năng đầu vào số cho chân S6 (có các giá trị : 00-chạy thuận, 01-chạy ngược, 02~06-bốn bit chọn tần số đặt trước trong A20~A35.) + Bước 3:Một số ứng dụng điển hình : (chủ yếu sử dụng 2 lệnh A001 và A002) 1, Điều khiển động cơ chạy/ dừng sử dụng phím ấn trên biến tần, điều khiển tần số sử dụng núm volume trên biến tần : Đặt thông số: A001 = 00; A002 = 02; 2, Điều khiển động cơ chạy/ dừng sử dụng chuyển mạch bên ngoài, điều khiển tần số sử dụng biến trở ngoài : Đặt thông số: A001 = 01; A002 = 01; 3, Điều khiển động cơ chạy/ dừng sử dụng chuyển mạch bên ngoài; điều khiển tần số sử dụng chọn tần số đã đặt sẵn, bằng chuyển mạch ngoài: Đặt thông số: A002 = 01; A001 = xx;( Chuyển mạch chọn tần số đặt sẵn luôn luôn chọn được ưu tiên ở bất kỳ chế độ nào.), riêng để chọn được giá trị tần số speed reference 0 (A20) thì phải chọn A001 =02.
+ Hướng dẫn thao tác cài đặt chi tiết (Ứng dụng): Nguồn vào nối vào L1,L2,L3 ( Nếu dùng nguồn đơn pha thì nối vào 2 trong 3 đầu bất kỳ); Động cơ nối vào U,V,W.
- 1, Điều khiển động cơ chạy/ dừng sử dụng phím ấn trên biến tần, điều khiển tần số sử dụng núm volume trên biến tần : Cấp nguồn => Bấm Mode => Bấm phím xuống cho đến khi màn hình A--- hiện ra => Bấm Mode => Bấm phím Lên hoặc phím Xuống cho tới màn hình A001=> Bấm Mode => Bấm phím Lên hoặc Xuống tới giá trị 00=>Bấm Enter. =>Bấm nút Lên cho tới màn hình A002=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc Xuống cho tới giá trị 02=>Bấm Enter. =>Bấm phím Lên cho tới màn hình A003=>Bấm Mode=>Bấm phím Lên hoặc xuống cho tới giá trị 50(đối với động cơ 50Hz), 60(đối với động cơ 60Hz)=> Enter. =>Bấm phím Lên cho tới màn hình A004=>Bấm Mode=>Bấm phím Lên hoặc xuống cho tới giá trị 50(đối với động cơ 50Hz), 60(đối với động cơ 60Hz), => Enter. =>Ấn và giữ Mode trong khoảng 3s cho tới khi màn hình hiển thị d001=>Enter=>Mode. (Đặt thông số: A001 = 00; A002 = 02;)
- 2, Điều khiển động cơ chạy/ dừng sử dụng chuyển mạch bên ngoài, điều khiển tần số sử dụng biến trở ngoài : -Sử dụng S1 đóng/ mở với SC để điều khiển Chạy/dừng thuận; Sử dụng S1 đóng/ mở với SC để điều khiển Chạy/dừng ngược. -Chân giữa của chiết áp nối vào chân FV, 2 chân còn lại nối vào FS và FC. Cấp nguồn => Bấm Mode => Bấm phím xuống cho đến khi màn hình A--- hiện ra => Bấm Mode => Bấm phím Lên hoặc phím Xuống cho tới màn hình A001=> Bấm Mode => Bấm phím Lên hoặc Xuống tới giá trị 01=>Bấm Enter (Chọn kiểu thay đổi tần số bằng biến trở). =>Bấm nút Lên cho tới màn hình C001=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc Xuống cho tới giá trị 00=>Bấm Enter (Chọn S1-chạy thuận). =>Bấm nút Lên cho tới màn hình C002=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc Xuống cho tới giá trị 01=>Bấm Enter(Chọn S2-chạy ngược). =>Bấm nút Lên cho tới màn hình A002=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc Xuống cho tới giá trị 01=>Bấm Enter (Chọn Chạy/dừng bằng S1 hoặc S2). =>Bấm phím Lên cho tới màn hình A003=>Bấm Mode=>Bấm phím Lên hoặc xuống cho tới giá trị 50(đối với động cơ 50Hz), 60(đối với động cơ 60Hz)=> Enter. =>Bấm phím Lên cho tới màn hình A004=>Bấm Mode=>Bấm phím Lên hoặc xuống cho tới giá trị 50(đối với động cơ 50Hz), 60(đối với động cơ 60Hz), => Enter. =>Ấn và giữ Mode trong khoảng 3s cho tới khi màn hình hiển thị d001=>Enter=>Mode (Hiển thị tần số hiện tại trên động cơ). (Đặt thông số: A001 = 01; A002 = 01;)
- 3, Điều khiển động cơ chạy/ dừng sử dụng chuyển mạch bên ngoài; điều khiển tần số sử dụng chọn tần số đã đặt sẵn, bằng chuyển mạch ngoài:(Cài đặt như kiểu 2 cũng đựơc): Cấp nguồn => Bấm Mode => Bấm phím xuống cho đến khi màn hình A--- hiện ra => Bấm Mode => Bấm phím Lên hoặc phím Xuống cho tới màn hình A001=> Bấm Mode => Bấm phím Lên hoặc Xuống tới giá trị 01=>Bấm Enter. =>Bấm nút Lên cho tới màn hình A002=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc Xuống cho tới giá trị 01=>Bấm Enter. =>Bấm phím Lên cho tới màn hình A003=>Bấm Mode=>Bấm phím Lên hoặc xuống cho tới giá trị 50(đối với động cơ 50Hz), 60(đối với động cơ 60Hz)=> Enter. =>Bấm phím Lên cho tới màn hình A004=>Bấm Mode=>Bấm phím Lên hoặc xuống cho tới giá trị 50(đối với động cơ 50Hz), 60(đối với động cơ 60Hz), => Enter. =>Bấm nút Lên cho tới màn hình C001=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc Xuống cho tới giá trị 00=>Bấm Enter (Chọn S1-chạy thuận). =>Bấm nút Lên cho tới màn hình C002=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc Xuống cho tới giá trị 01=>Bấm Enter(Chọn S2-chạy ngược). =>Bấm nút Lên cho tới màn hình C003=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc Xuống cho tới giá trị 02=>Bấm Enter(Chọn S3 –bit có trọng số nhỏ nhất trong 4 bit chọn tần số) =>Bấm nút Lên cho tới màn hình C004=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc Xuống cho tới giá trị 03=>Bấm Enter(Chọn S4- bit thứ 2 trong 4 bit chọn tần số). =>Bấm nút Lên cho tới màn hình C005=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc Xuống cho tới giá trị 04=>Bấm Enter(Chọn S5- bit thứ 3 trong 4 bit chọn tần số). =>Bấm nút Lên cho tới màn hình C006=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc Xuống cho tới giá trị 05=>Bấm Enter(Chọn S6- bit có trọng số lớn nhất trong 4 bit chọn tần số). =>Bấm nút Lên cho tới màn hình A020(~A35)=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc để đặt được 16 giá trị tần số để dùng S3~S6 chọn tần số=>Bấm Enter. =>Ấn và giữ Mode trong khoảng 3s cho tới khi màn hình hiển thị d001=>Enter=>Mode. (Đặt thông số: A002 = 01; A001 = xx;( Chuyển mạch chọn tần số đặt sẵn luôn luôn chọn được ưu tiên ở bất kỳ chế độ nào.), riêng để chọn được giá trị tần số speed reference 0 (A20) thì phải chọn A001 =02).
[Read More...]


Blogger Tricks

1 CPCETC: Chế tạo thành công thiết bị “Hợp bộ tạo nguồn chuẩn đa tín hiệu”



Sau thời gian dài tự nghiên cứu, thử nghiệm, các kỹ sư của Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung (CPCETC) đã chế tạo thành công thiết bị “Hợp bộ tạo nguồn chuẩn đa tín hiệu chuyên dụng”. Đây là thành quả của nhóm nghiên cứu gồm kỹ sư Huỳnh Thanh Vũ, Trần Văn Quý, Nguyễn Minh Đức. 

hop bo tao nguon
Thiết bị tạo nguồn chuẩn đa tín hiệu do CPCETC chế tạo
 Kỹ sư Huỳnh Thanh Vũ, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Dựa trên nguyên lý tuyến tính của nguồn tạo ra tín hiệu chuẩn, nhóm đã tìm ra công thức và chế tạo thành công Hợp bộ tạo nguồn chuẩn đa tín hiệu. Đây là thiết bị quan trọng được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong công tác thí nghiệm như: Đo lường tín hiệu, đo lường nhiệt độ, áp lực, thí nghiệm các hệ thống SCADA, PLC…”. Theo kỹ sư Trần Văn Quý: “Trong quá trình nghiên cứu chế tạo, nhóm nghiên cứu tâm đắc nhất là tính đa năng về nguồn tín hiệu phát ra của thiết bị. Bởi việc tạo ra nhiều nguồn tín hiệu chuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rất nhiều lĩnh vực trong công tác thí nghiệm”.

Phần lớn thiết bị phát nguồn chuẩn hiện đang được sử dụng tại CPCETC đều phải nhập từ nước ngoài với giá thành cao, lại dễ hư hỏng do đặc thù công việc thí nghiệm thường phải sử dụng thiết bị trong môi trường không đảm bảo: thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, mật độ di chuyển cao, công trường nắng mưa thất thường, bụi, nắng nóng, ẩm ướt, độ oxy hóa cao… Bên cạnh đó, khi thiết bị hư hỏng thì việc sửa chữa lại phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài, nhà sản xuất… việc bảo hành sửa chữa vì vậy sẽ tốn nhiều thời gian và kinh phí. Trước tình hình đó, các kỹ sư CPCETC đã mạnh dạn tự nghiên cứu, chế tạo thiết bị tạo nguồn chuẩn đa tín hiệu. So với các thiết bị bộ phát nguồn tín hiệu chuẩn trước đây do các hãng sản xuất nước ngoài chế tạo, thiết bị này có nhiều ưu điểm kỹ thuật nổi trội như: Thiết bị được thiết kế nhỏ gọn, tính cơ động cao nhờ sử dụng nguồn pin và bộ sạc được tích hợp sẵn bên trong; tạo được dòng điện DC liên tục từ (1÷50) mA, điện áp DC liên tục từ (1÷150) mV; tạo điện trở tương ứng với 2 thang nhiệt độ pt100: (0÷100) độ C và (100÷200) độ C, công suất điều chỉnh được theo thiết kế; giao diện thân thiện, dễ vận hành cho người sử dụng; thời gian sử dụng độc lập liên tục từ 6÷10 giờ; có hệ thống đèn tín hiệu báo trạng thái, thang làm việc, nguồn sạc; thiết bị được thiết kế điều chỉnh giá trị các thông số phát bằng núm xoay với độ tinh chỉnh cao, thuận lợi cho việc kiểm tra độ hồi sai của các phương tiện đo… Đặc biệt, thiết bị có độ nhạy cao với dải hoạt động được mở rộng nhờ sử dụng chế độ phân tầng khác nhau cho mỗi vùng tín hiệu, kết quả đo tín hiệu được hiển thị trực tiếp ngay trên thiết bị bằng công nghệ led 7 đoạn sáng rõ, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời.

Hầu hết thiết bị phát nguồn tín hiệu chuẩn hiện nay đang sử dụng tại CPCETC đều được mua từ nước ngoài, công suất cố định, giá thành rất cao, mỗi thiết bị thấp nhất cũng hơn 3.000 USD. Trong khi đó, thiết bị phát nguồn chuẩn đa tín hiệu của nhóm nghiên cứu có giá thành rẻ hơn rất nhiều (cao nhất khoảng 15 triệu đồng/thiết bị) mà tính năng và công suất phát lại khả dụng hơn. Kỹ sư Huỳnh Thanh Vũ, chủ nhiệm đề tài cho biết, thành công này mở ra khả năng làm chủ công nghệ, giải quyết vấn đề từng bước nội địa hóa thiết bị chuyên dùng trong công tác thí nghiệm, giảm chi phí đầu tư, thuận lợi cho công tác sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị… Hội đồng sáng kiến CPCETC ngoài việc công nhận sáng kiến cho nhóm nghiên cứu còn đánh giá rất cao công trình nghiên cứu và hiệu quả của thiết bị khi được đưa vào sử dụng. Ông Võ Đức Hiền, Phó Giám đốc CPCETC - Chủ tịch Hội đồng sáng kiến Công ty cho biết: “Thành công của nhóm nghiên cứu khẳng định sự tiến bộ về ứng dụng khoa học - công nghệ trong phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất”.

Hiện nay, CPCETC đã đưa thiết bị trên vào sử dụng. Trong quá trình kiểm nghiệm tính khả dụng thực tế, nhiều thiết bị đo lường điện, nhiệt độ, áp lực và hệ thống đo lường tín hiệu, điều khiển tại các trạm biến áp, nhà máy thủy điện trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên đã được thí nghiệm thành công khi sử dụng thiết bị tạo nguồn đa tín hiệu này. Thực tế cho thấy, thiết bị vận hành ổn định, tin cậy và cho các kết quả chính xác, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

Việc nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị tạo nguồn chuẩn đa tín hiệu của các kỹ sư CPCETC bước đầu đã khẳng định khả năng tự chế tạo thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác thí nghiệm, giảm chi phí đầu tư thiết bị… Kết quả thu được thông qua việc thiết kế chế tạo thiết bị này đã mở ra một hướng mới, tạo điều kiện chủ động trong trang bị, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị. Bên cạnh đó, sự thành công của nhóm nghiên cứu còn thúc đẩy việc triển khai có đúc kết kinh nghiệm nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa khả năng làm chủ kỹ thuật của CPCETC trong lĩnh vực điện nói chung và chế tạo thiết bị thí nghiệm nói riêng.
[Read More...]


0 Hiệu quả tiết kiệm năng lượng cho thiết bị điện tử



Vào năm 2003, các nhà khoa học tại Đại học California – Los Angeles (UCLA) đã phát minh ra một công nghệ dùng để giảm lượng điện năng bị lãng phí trong quá trình hoạt động của các bộ vi xử lý của máy vi tính, điện thoại di động và các loại thiết bị điện tử khác. Qua gần 10 năm được triển khai áp dụng vào thực tế, công nghệ này đã đạt mốc tiết kiệm được một ngàn tỷ Watt giờ điện năng, theo thống kê của hãng Tela Innovations – là đơn vị đang sở hữu bản quyền của công nghệ này. 
tiet kiem dien
Thiết kế bộ bo mạch chủ có các mạch bán dẫn được xử lý với công nghệ tiết kiệm điện
 Tạm tính giá điện cho tiêu dùng tại Mỹ hiện nay vào khoảng 11 cent / kiloWatt giờ thì công nghệ của các nhà khoa học tại UCLA đã tiết kiệm được trên 100 triệu USD, một con số khá ấn tượng trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.

Thông thường, các thiết bị điện tử đều lãng phí điện năng trong quá trình sử dụng, một phần nhất định điện năng cung cấp cho các thiết bị điện tử không được sử dụng cho hoạt động của thiết bị đó. Thực tế dễ thấy nhất là khi người sử dụng thiết bị có xu hướng duy trì hoạt động của thiết bị ở chế độ bình thường ngay cả khi họ không có nhu cầu sử dụng chúng, ví dụ như máy vi tính, điện thoại di động, các thiết bị kết nối Internet…

Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học tại UCLA đã điều chỉnh một cách tinh tế kích thước của các mạch bán dẫn đóng vai trò giám sát dòng điện trong các IC. Phương pháp này dựa trên hiện tượng các mạch bán dẫn hoạt động chậm hơn thường ít hao điện hơn. Từ đó các nhà khoa học của UCLA tập trung vào việc làm cho các mạch bán dẫn chạy càng chậm càng tốt nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của bộ vi xử lý.

Công nghệ này hiện nay được sử dụng một cách rộng rãi cho rất nhiều ứng dụng, ví dụ như các bộ xử lý lưu lượng Internet, các bộ định tuyến Internet và các bộ xử lý đồ họa (GPU) trong máy vi tính, máy tính bảng và máy chơi game. Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học tại UCLA là họ phải tối ưu hóa một bài toán phức tạp trong việc chọn lựa một số mạch bán dẫn nhất định trong số hàng trăm triệu mạch bán dẫn được khắc trên bo mạch chủ để áp dụng phương pháp làm chậm tốc độ hoạt động của chúng.

Ngoài ra, họ phải làm việc này mà không được làm thay đổi bo mạch chủ từ thiết kế cho đến khuôn đúc. Mấu chốt của vấn đề là có thể bố sung thêm vài nanomet vào mạch bán dẫn để hạn chế lượng điện hao hụt để làm chậm hoạt động của mạch bán dẫn. Đây là một khó khăn không nhỏ do xu thế hiện nay là các mạch bán dẫn được thiết kế ngày một nhỏ về kích thước nhằm gia tăng số lượng mạch bán dẫn trên một đơn vị diện tích của bo mạch chủ.

Có thể nói công nghệ các nhà khoa học tại UCLA ngày càng phát huy hiệu quả trong việc tiết kiệm năng lượng cho các loại thiết bị điện tử, đặc biệt là các loại điện thoại thông minh và thiết bị truyền thông mới như máy tính bảng do nhu cầu sử dụng các bộ vi xử lý có tốc độ ngày càng cao đang trở nên rất phổ biến.
[Read More...]


0 Tồn trữ điện năng bằng nhiên liệu lỏng sản xuất từ CO2 và năng lượng mặt trời



Mới đây các nhà khoa học tại Đại học California – Los Angeles (UCLA) đã thử nghiệm một phương pháp mới trong việc sử dụng điện năng để chuyển đổi CO2 thành nhiên liệu lỏng và thông qua đó tồn trữ điện năng dưới dạng năng lượng hóa học. Hiện nay, năng lượng điện được tạo ra từ các phương thức khác nhau đều khó tồn trữ một cách hiệu quả, chủ yếu là do mật độ năng lượng tồn trữ được còn thấp. 

co2 long
Sản xuất nhiên liệu từ CO2 và năng lượng mặt trời
 Phương pháp chủ yếu để tồn trữ điện năng hiện nay là dùng pin lithium-ion với mật độ năng lượng tương đối thấp, nhưng khi ta tồn trữ điện năng vào nhiên liệu lỏng thì mật độ năng lượng tồn trữ được sẽ cao hơn. Đây là ý tưởng chủ yếu của các nhà khoa học tại UCLA khi triển khai thử nghiệm phương pháp mới của họ.

Nhóm nghiên cứu đã dùng các công cụ về di truyền học để tạo ra một chủng vi sinh vật với tên gọi Ralstonia eutropha H16 để sản xuất hợp chất hữu cơ isobutanol và rượu isopentyl (3-methyl-1-butanol) bằng một phản ứng điện – sinh hóa với CO2 và điện năng là nguồn carbon và năng lượng đầu vào.

Quang hợp là quá trình chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học được tồn trữ dưới dạng đường. Có 2 loại quang hợp: quang hợp sáng và quang hợp tối. Quang hợp sáng chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học và phải xảy ra ngoài ánh sáng. Quang hợp tối chuyển đổi CO2 thành đường thì không cần áng sáng.

Như đã nói ở trên, các nhà khoa học tại UCLA sử dụng CO2 và điện năng để tạo ra nhiên liệu hóa học. Và điểm mấu chốt trong phương pháp của họ là thay vì sử dụng quá trình quang hợp sinh học để chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học, họ đã sử dụng các tấm năng lượng mặt trời để tạo ra điện năng, tiếp theo sẽ chuyển đổi điện năng đó thành một chất hóa học trung gian, sau đó sử dụng chất hóa học trung gian để cấp năng lượng cho CO2 và tạo ra nhiên liệu. Theo đánh giá của nhóm nhiên cứu thì hiệu quả tồn trữ năng lượng của hệ thống do phương pháp mới của họ tạo ra cao hơn hiệu suất của các hệ thống sinh học.

Lý do là với các hệ thống sinh học thì cần phải có diện tích lớn để trồng trọt các loại cây nhằm thực hiện quá trình quang hợp. Trong khi đó phương pháp của nhóm nghiên cứu tại UCLA không cần nhiều diện tích vì các tấm năng lượng mặt trời có thể được lắp đặt ở rất nhiều vị trí khác nhau.
[Read More...]


0 Giải pháp: Có thể tìm kiếm lợi nhuận từ pin nhiên liệu?



Bloom Energy, một công ty Hoa Kỳ có trụ sở tại thung lũng Silicon và chuyên sản xuất pin nhiên liệu, mới đây thông báo họ đã đi được một nửa chặng đường đến đích là thu được lợi nhuận. Hiện nay, cứ 6 tháng, công ty này tăng gấp đôi doanh thu và sản lượng pin nhiên liệu. 

pin nhien lieu
Hệ thống pin nhiên liệu do công ty Bloom Energy sản xuất
 Bloom Energy là công ty được thành lập 10 năm trước đây và là một ví dụ điển hình về một doanh nghiệp sản xuất công nghệ sạch. Công ty này có thể là một đối thủ rất tiềm năng trong lĩnh vực phân phối các hệ thống năng lượng mới. Tuy nhiên Bloom Energy vẫn cần thêm nhiều vốn để phát triển qui mô sản xuất. Mới đây công ty này đã phát hành thêm lượng cổ phiếu trị giá 150 triệu USD, nâng tổng số vốn của công ty lên 800 triệu USD.

Thực tế thì Bloom Energy đang phát triển rất nhanh. Như đã nêu ở trên, công ty tăng gấp đôi doanh thu và số lượng các hệ thống pin nhiên liệu lắp đặt cho khách hàng. Thách thức lớn nhất hiện nay của công ty là làm sao phát triển cành nhanh càng tốt, đồng thời giảm chi phí sản xuất đế sớm đạt điểm hòa vốn và sau đó là phát sinh lợi nhuận.

Bloom Energy chuyên sản xuất các hệ thống pin nhiên liệu sử dụng khí thiên nhiên hoặc khí sinh học và oxy cùng với một số loại hóa chất khác để tạo ta phản ứng điện hóa nhằm mục đích sản xuất điện năng. Khách hàng mua các hệ thống pin nhiên liệu của Bloom Energy nhằm cung cấp thêm điện năng cho doanh nghiệp của họ, đồng thời hưởng ứng việc hạn chế phát thải khí CO2 bằng cách sử dụng năng lượng sạch.

Các công ty lưu trữ và quản lý dữ liệu trong những năm vừa qua đã trở thành thị trường rất quan trọng đối với Bloom Energy. Công ty đã đã phát triển riêng một chi chánh để tập trung phục vụ cho đối tượng khách hàng quan trọng này, trong đó có cả Apple và eBay. Một trong những lý do chính để các công ty quản lý và lưu trữ dữ liệu quan tâm đến công nghệ pin nhiên liệu là công nghệ này có thể giúp họ giảm bớt sự lệ thuộc vào lưới điện và do đó hạn chế bớt những ảnh hưởng nặng nề khi bị mất điện lưới. Hãng eBay thậm chí đã chuyển qua sử dụng điện lưới làm hệ thống nguồn dự phòng, còn hệ thống nguồn chính là do pin nhiên liệu đảm trách.

Quý II/2012 là một quý sản xuất thành công đối với Bloom Energy, công ty mới động thổ xây dựng một nhà máy ở bờ biển phía Đông nước Mỹ và lên kế hoạch cung cấp số lượng pin nhiên liệu có thể cung cấp đến 30 MW cho công ty cung cấp điện tại địa phương là Delmarva Power & Light.
[Read More...]


0 Giới thiệu : Tiết kiệm điện với "trứng năng lượng"



Brian O’Reilly, 37 tuổi, hết chịu nổi vì phải chi tiêu quá nhiều tiền điện do ba đứa con nhỏ cứ quên tắt máy tính hoặc tivi sau khi sử dụng. Vì vậy, Brian đã nghĩ đến một thiết bị giám sát, khi phòng vắng người mà thiết bị điện tử còn hoạt động thì sẽ tắt nó đi. Brian tạm gác lại công việc đang làm là kỹ sư phần mềm để ký hợp đồng phân phối sản phẩm với hãng John Lewis và Tesco, chuẩn bị tung ra thị trường Mỹ 100.000 sản phẩm tiết kiệm năng lượng tự động có tên gọi "trứng năng lượng" (Enery-EGG). 

tiet kiem dien
Brian O’Reilly và sản phẩm trứng năng lượng

Công nghệ cho thiết bị này tương tự như hệ cảm biến sử dụng để cảnh báo các hộ gia đình để xem có người đang hoạt động bên trong hay không. Enery-EGG kết nối không dây với bộ điều khiển để giám sát thiết bị điện tử trong nhiều phòng cùng một căn hộ. Nó sẽ tự động cắt điện cung cấp cho các thiết bị khi cảm nhận không còn ai ở trong phòng. Enery-EGG sẽ đưa ra cảnh báo trong vòng 1 phút trước khi ra tay cắt điện. Báo Daily Mail cho biết Brian đã hợp tác thành công với hãng kinh doanh trực tuyến Tesco và John Levis. Các doanh nghiệp này cũng đã được chấp thuận bởi Ủy ban truyền thông liên bang thuộc chính phủ Mỹ. Ông cũng đang thiết kế 2 sản phẩm khác là bộ sạc pin thông minh và cách tắt đèn phòng thông minh. Theo đó, nó sẽ tự tắt đèn khi thừa ánh sáng mặt trời, cũng như sẽ tự động tắt đèn phòng vào ban đêm khi không có người làm việc.
[Read More...]


0 Nghiên cứu mới về tuabin phát điện trên không



Hiện tại các hệ thống điện gió chủ yếu hoạt động nhờ vào các tuabin gió được lắp đặt trên các tháp dưới mặt đất. Nhược điểm của các hệ thống này là cần nhiều không gian và đòi hòi phải được xây dựng trên các khu đất cao để đón gió. Tuy nhiên thực tế cho thấy gió thổi ở các khu vực gần mặt đất thường gây ra các nhiễu động nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất hoạt động của các loại tuabin gió.

tuabin gio
Hệ thống tuabin trên không do NASA phát triển gồm một cánh diều bay theo hình số 8 và một máy phát điện đặt dưới mặt đất.
Mới đây các kỹ sư của Cục quản trị Hàng không và Không gian quốc gia Hoa Kỳ - NASA, đã nghiên cứu và thử nghiệm một số giải pháp mới nhằm cải tiến các hệ thống điện gió hoạt động trên không, giải quyết các tồn tại của các hệ thống điện gió hiện nay.

Về cơ bản, có 2 loại tuabin điện gió hoạt động trên không: một loại có tuabin được gắn luôn vào một khí cụ bay gọi nôm na là cánh diều, điện năng do tuabin phát ra được dẫn xuống đất thông qua một dây dẫn có vai trò như dây diều. Loại thứ hai có tuabin được cố định dưới mặt đất, khi cánh diều bay lên cao sẽ làm quay ròng rọc gắn vào trục của tuabin và phát ra điện, khi diều bay lên cao sẽ làm quay ròng rọc mạnh hơn, sản sinh ra đến 90% lượng điện của toàn bộ hệ thống.

Cả 2 loại tuabin điện gió hoạt động trên không đều hoạt động dựa trên 2 yếu tố quan trọng là thiết kế khí động học của cánh diều và khả năng tự giám sát chu trình bay của toàn bộ hệ thống. Và đây cũng chính là 2 nội dung mà các kỹ sư của NASA đang tập trung nghiên cứu cải tiến nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống.

Kỹ sư David North tại NASA cho biết, hầu hết các khí cụ bay hiện nay có thiết kế khí động học chưa thực sự hoàn thiện. Việc thiết kế khí động học nói chung khá tốn kém và đòi hỏi cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất cao nên các hãng sản xuất cũng không muốn đầu tư nhiều vào lĩnh vực này do áp lực phải sớm đưa sản phẩm ra thị trường. Trong khi đó tại NASA, cơ sở kỹ thuật về hàng không và không gian rất phát triển nên các kỹ sư của NASA đang có những tiến bộ lớn về việc hoàn thiện mô hình khí động học cho các loại diều tuabin.

Về vấn đề khả năng tự giám sát chu trình bay của toàn bộ hệ thống tuabin gió, kỹ sư David North cho biết, một số công ty sản xuất tuabi gió trên không quá chú trọng đến việc trang bị các bộ phận điện tử phức tạp phục vụ cho việc giám sát bay của thiết bị - tương tự như hệ thống bay tự động trên các máy bay thương mại. Thông qua đó, các kỹ sư NASA tập trung cải tiến bộ phận này cho đơn giản hơn do hầu hết các loại tuabin gió trên không hoạt động ở độ cao thấp và chỉ bay lòng vòng trong một phạm vi nhất định. Cải tiến mang tính đột phá của các kỹ sư NASA là gắn một webcam thu hình ảnh hoạt động của cánh diều vào một máy tính trên mặt đất nhằm giám sát đường bay của cánh diều và qua đó điều chỉnh cho nó bay một cách tự động.

Hệ thống giám sát bay tự động của tuabin gió do các kỹ sư NASA phát triển được tích hợp một phần mềm cho phép xác định thời điểm cố định cánh diều hoặc cho nó bay, và bay với tốc độ bao nhiêu là phù hợp. Dữ liệu được cung cấp cho hệ thống sẽ giữ cho cánh diều bay với hình số 8, mẫu diều của các kỹ sư NASA có sải cánh khoảng 3 mét, nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước khi sản xuất thực tế, dự kiến khi mẫu diều này được thương mại hóa thì sải cánh của nó sẽ tương đương sải cánh của phi cơ Boeing 747.

Hiện tại mẫu diều thử nghiệm của NASA chỉ được hạn chế ở độ cao thấp nhằm tránh va chạm với các loại máy bay, tuy nhiên NASA đang cố gắng xin giấy phép để đưa hệ thống tuabin gió của họ lên độ cao cao hơn, vào khoảng 700 mét tại một vùng bay hạn chế tại khu vực Wallop Island, tiểu bang Virginia. Độ cao từ 700 mét trở lên được xác định là độ cao phù hợp nhất cho hoạt động của các hệ thống tuabin gió trên không.
[Read More...]


0 Giới thiệu cơ bản về tuốc bin gió



 1. Sơ qua về tuốc bin gió

Tuốc bin gió là máy dùng để biến đổi động năng của gió thành cơ năng. Máy năng lượng này có thể được dùng trực tiếp như trong trường hợp của cối xay bằng sức gió, hay biến đổi tiếp thành điện năng như trong trường hợp máy phát điện bằng sức gió. 


Máy phát điện bằng sức gió bao gồm vài thành phần khác nhau. Nhưng thành phần quan trọng nhất vẫn là motor điện một chiều; loại dùng nam châm bền và cánh đón lấy gió. Còn lại là các bộ phận khác như: đuôi lái gió, trục và cột để dựng máy phát, bộ phận đổi dòng điện để hợp với bình ắc qui và cuối cùng là 1 chiếc máy đổi điện (inverter) để chuyển điện từ ắc quy thành điện xoay chiều thông dụng. 

Máy phát điện tuốc bin gió thường sử dụng máy phát là loại xoay chiều có nhiều cặp cực do kết cấu đơn giản và phù hợp đặc điểm tốc độ thấp của tuốc bin gió. Các máy phát điện sử dụng năng lượng gió thường được xây dựng gần nhau và điện năng sản xuất ra được hòa vào mạng điện chung sau đó biến đổi để có được nguồn điện phù hợp. Việc sử dụng ăc quy để lưu giữ nguồn điện phát ra chỉ sử dụng cho máy phát điện đơn lẻ và cung cấp cho hộ tiêu thụ nhỏ (gia đình). Việc lưu điện vào ắc quy và sau đó chuyển đổi lại thường cho hiệu suất thấp hơn và chi phí cao cho bộ lưu điện tuy nhiên có ưu điểm là ổn định đầu ra. 

 Ngoài ra còn có một cách lưu trữ năng lượng gió khác. Người ta dùng cánh quạt gió truyền động trực tiếp vào máy nén khí. Năng lượng gió sẽ được tích trữ trong hệ thống rất nhiều bình khí nén. Khí nén trong bình sau đó sẽ được lần lượt bung ra để xoay động cơ vận hành máy phát điện. Quá trình nạp khí và xả khí được luân phiên giữa các bình, bình này đang xả thì các bình khác đang được nạp bởi cánh quạt gió. Điện sẽ được ổn dịnh liên tục. Hiện nay có 2 kiểu turbine phổ biến,đó là loại trục ngang và loại trục đứng. Trục ngang là loại truyền thống như hình trên, còn trục đứng là loại công nghệ mới, luôn quay ổn định với mọi chiều gió.

2. Lịch sử hình thành và phát triển

Cối xay gió đã được sử dụng ở Ba Tư (Iran ngày nay) vào đầu năm 200 TCN  Bánh xe gió của Heron tại Alexandria đánh dấu một trong những trường hợp được biết đến đầu tiên của máy chạy bằng sức gió trong lịch sử. Tuy nhiên, việc chiếc cối xay gió đầu tiên được biết đến thực tế được xây dựng ở Sistan, một vùng nằm giữa Afghanistan và Iran, từ thế kỷ thứ 7. Những thân cối xay gió là những trục dọc, và có cánh hình chữ nhật. Các tài liệu đầu tiên về hệ thống để phát điện bằng sức gió được lập vào năm 1887 do một người Scotland tên là James Blyth, để tạo ra năng lượng chiếu sáng cho ngôi nhà trong kỳ nghỉ của mình. Ông đã xây dựng một trục thẳng đứng chắc chắn với 10 mét chiều cao và 4 cánh quạt. Dane Poul La Cour đến xung quanh bật của thế kỷ bởi các nghiên cứu có hệ thống - trong số những thứ khác, được thiết kế khí động học trong hầm gió airfoils - khái niệm về tốc độ cánh quạt mà cánh quạt chỉ đủ để khai thác năng lượng gió trên toàn bộ diện tích cánh quạt. 

Năm 1920, Albert Bates về các nguyên tắc vật lý mà vẫn còn được sử dụng ngày hôm nay để tận dụng lợi thế của năng lượng gió là tối ưu: giảm tốc độ của lưu lượng dòng chảy để chỉ một phần ba tốc độ gió, đồng đều trên diện tích cánh quạt, được thực hiện bởi bề ngoài giảm chiều sâu của cánh quạt. Các thăng bằng hàng không cải thiện dạng hình trong những năm 50 và 60, cho phép lướt và tỷ lệ trên 50 cực kỳ nhanh chóng chạy với chỉ một lưỡi cánh quạt duy nhất. Cánh quạt với hơn hai lá được coi là lạc hậu. Theo kế hoạch của Đức tuốc bin với hai lá GROWIAN là một dự án lớn đã được lên và đưa xuống để đưa các khái niệm của Đan Mạch của các hệ thống mạnh mẽ của quyền lực trung nhiều. Nó cũng có một số lượng lớn ở Hoa Kỳ xuất khẩu một hệ thống không đồng bộ, một hoặc hai tốc độ cố định và ba cánh quạt cứng. Kể từ đó, Đan Mạch là nước có tỷ trọng lớn nhất của thế hệ năng lượng gió.
[Read More...]


0 Công nghệ điện không dây trình làng



Từ trước tới nay, khi nhắc tới hệ thống điện, người ta thường nghĩ tới các búi dây chằng chịt, rối rắm. Nhưng vừa qua giới khoa học đã giới thiệu một hệ thống điện mới, trong đó điện năng được truyền từ nguồn phát tới thiết bị sử dụng mà không cần nhờ dây dẫn.

dien khong day
Điện không dây sẽ là bước đột phá công nghệ thế giới (Ảnh minh họa)


Buổi trình diễn ấn tượng 

Thời đại dùng dây dẫn điện sắp kết thúc. Đó ít nhất là viễn cảnh mà giới lãnh đạo WiTricity mơ tới. Hãng này vừa tạo nên một cuộc cách mạng nhỏ về điện năng trong khuôn khổ hội thảo công nghệ kỹ thuật, giải trí và thiết kế (TEDGlobal) được tổ chức ở Oxford mới đây bằng cách giới thiệu hệ thống điện không dây. Trước đông đảo quan khách Eric Giler, giám đốc điều hành Witricity rút ra một chiếc điện thoại Google G1 và một chiếc iPhone của hãng Apple. Cả hai chiếc điện thoại đều đang nạp điện dù chúng không hề được cắm vào ổ điện.

Tiếp tục gây bất ngờ, Giler lại giới thiệu một chiếc TV đang phát các chương trình truyền hình mà không cần cắm điện. “Hãy đối diện với thực tế: dây rợ là đổ bỏ” - Giler nói - "Các loại pin cũng vậy". Theo Giler, hệ thống điện mới khả năng thay thế hàng núi pin sử dụng một lần và hàng cây số dây điện. “Có khoảng 40 tỉ viên pin dùng một lần được sản xuất mỗi năm chỉ để cung cấp điện năng cho các thiết bị nằm cách nguồn phát điện vài mét”.

Hệ thống có thể hoạt động an toàn vì điện được chuyển qua điện từ. Giler đã chứng minh tính an toàn của hệ thống điện mới bằng cách đi quanh chiếc tivi đang hoạt động và nói: “Chẳng sao cả, tôi ổn”. Nền tảng vật lý Nhà vật lý Marin Soljacic ở Học viện công nghệ Massachusetts đã tìm ra cơ sở khoa học của hệ thống của WiTricty. Sau khi liên tiếp bị đánh thức trong 3 đêm liên tiếp bởi tín hiệu báo “pin yếu” phát ra từ chiếc điện thoại di động, ông đã thắc mắc: “Tại sao tất cả điện “trốn” sau tường không chịu “bước ra” giúp điện thoại của tôi hoạt động?”. Rồi ông đã tự trả lời cho câu hỏi đó của mình.

Giáo sư Soljacic đã lợi dụng đặc tính hai vật cộng hưởng ở cùng một tần suất để trao đổi năng lượng một cách hiệu quả, trong khi đó lại tương tác với nhau rất yếu khi chúng không cộng hưởng ở cùng một tần suất. Để ví dụ, các sóng âm thanh cộng hưởng có thể khiến ly rượu vỡ tan khi ca sĩ hát ở một âm vực nhất định. Nhóm nghiên cứu của Soljacic đã ứng dụng những trường từ tính thay vì âm thanh để tạo ra sự cộng hưởng mà những vật dụng thông thường chỉ tương tác rất yếu, cho nên không bị tiêu hao điện năng cho những vật không phải là đối tượng cần nạp điện. 

Trong thí nghiệm, nhóm của Soljacic đã làm hai cuộn dây đồng có đường kính 50cm, một cuộn nối với một bóng điện và cuộn kia nối với nguồn điện. Kết quả của việc cộng hưởng trường từ tính là bóng điện 60W cách nguồn điện 2m đã phát sáng dù không có bất cứ một loại dây nối nào giữa chúng. Bóng điện vẫn tiếp tục sáng ngay cả khi người ta đặt các chướng ngại vật như gỗ, sắt và các thiết bị điện tử ở giữa 2 cuộn dây đồng. Đây là bước đi đầu tiên đầy khả quan hướng đến khả năng truyền tải điện không dây, thay thế cách thức truyền điện thông thường đã được 

Thomas Edison sáng chế ra từ năm 1882. Khả năng ứng dụng lớn Thực tế là Soljacic không phải là những người đầu tiên nghĩ tới ý tưởng điện không dây. Từ thế kỷ 19, Edison và nhà vật lý Nikola Tesla đã khám phá ra điều này. Đó cũng là điều Soljacic thừa nhận: “Trong buổi sơ khai của ngành điện, trước khi các mạng điện được triển khai, họ đã rất quan tâm tới việc phát triển một hệ thống có khả năng chuyển tải điện không dây đi một quãng đường dài”. Tesla thậm chí đã xây dựng một tòa tháp truyền điện không dây cao 29m mang tên tháp Wardenclyffe ở New York. 

Tuy nhiên ông đã gặp khó khăn về tài chính và công trình không được hoàn thành. Thời hiện đại, công ty sản xuất chip Intel cũng có các ý tưởng giống WiTricity, truyền điện qua sóng điện từ, trong khi các công ty khác nghiên cứu cách truyền điện bằng tia laser. Tuy nhiên không giống như công trình của WiTricity, truyền điện bằng laser yêu cầu không có vật cản trên suốt quãng đường truyền điện. Trong khi đó công nghệ của WiTricity được xem là mang tính đột phá, khả năng ứng dụng lớn, vì nó có thể truyền điện dù có vật cản giữa nguồn phát và thiết bị nhận điện. 

Tuy nhiên WiTricity vẫn còn có những hạn chế như chỉ các thiết bị nhỏ mới có thể sử dụng được “điện không dây” và chúng phải ở cách nguồn “phát sóng” tối thiểu 2m. Các nhà nghiên cứu đang hy vọng sẽ tăng cự ly phát điện lên khoảng 30m và tiến hành nhiều cải tiến khác để điện không dây có thể được đưa vào sử dụng trong cuộc sống.
[Read More...]


1 Úc xây dựng nhà máy điện sức gió lớn nhất Nam bán cầu



Tập đoàn Năng lượng AGL của Úc vừa ký kết thỏa thuận với Công ty năng lượng tái sinh Meridian Energy của New Zealand về việc xây dựng nhà máy điện sức gió lớn nhất Nam bán cầu.


phong dien
Nhà máy điện sức gió mới do Úc và New Zealand xây dựng sẽ là nhà máy lớn nhất
Nam bán cầu. Ảnh minh họa: The Age

Theo báo Sydney Morning Herald, kinh phí xây dựng nhà máy lên tới khoảng 900 triệu USD và dự kiến hoàn thành đầu năm 2013. AGL và Meridian sẽ cùng đóng góp mỗi bên một nửa số kinh phí xây dựng.
Đặt tại Hamilton ở phía tây bang Victoria, với công suất lên đến 420 megawatt, nhà máy sẽ cung cấp điện cho hơn 220.000 hộ gia đình ở Victoria, giảm 1,7 triệu tấn khí thải nhà kính mỗi năm, tương đương lượng khí thải từ 420.000 chiếc ôtô thải ra khi chạy trên đường.
Giám đốc điều hành AGL Michael Fraser nói: "Bằng việc sử dụng động cơ tuôcbin gió 140 Vestas V112-3.0 megawatt, chúng tôi vừa có thể tăng công suất của các nhà máy mà vẫn có thể giảm số tháp từ 174 xuống còn 140 tháp. Điều này sẽ làm giảm tác động môi trường của dự án và tiết kiệm được 30 triệu USD cho chi phí vận hành mỗi cánh quạt ít nhất 25 năm".
Cũng theo AGL, quá trình xây dựng nhà máy sẽ tạo ra 400 công việc thường xuyên và 800 việc làm gián tiếp khác. Khi nhà máy hoàn thành sẽ có 30 chuyên gia được tuyển dụng làm việc toàn thời gian để điều hành.
Úc vốn là một nước khá chậm phát triển trong ngành năng lượng gió. Những hoạt động ở lĩnh vực này chỉ mới bắt đầu từ năm 2009 trở lại đây, cụ thể là vào tháng 6-2010 khi thượng viện bắt buộc năng lượng quốc gia phải sử dụng 20% năng lượng tái sinh cho đến năm 2020. Úc là một trong những nước có lượng khí thải nhà kính trên đầu người lớn nhất thế giới, điện năng sử dụng dựa trên 80% nhiệt điện.
[Read More...]


 

More infomations

Mọi thông tin liên lạc và trao đổi liên kết xin vui lòng gọi tới số 
0979763682
Hoặc liên hệ qua :
  • Yahoo : casauden_37
  • Skype : suachuamaytinhhn
  • Email : hoang.vietfix@gmail.com

Hoang's Blog

Blog được biên soạn bởi HoangNguyen, mọi góp ý xin vui lòng gửi mail tới địa chỉ : hoang.vietfix@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn mọi sự đóng góp của quý bạn đọc.
Hướng tới một cộng đồng Bloger Viet Nam chuyên nghiệp hơn, văn minh hơn và đa dạng hơn về nội dung.

Giờ Việt Nam

Lên đầu trang Copyright © 2010 HoangNguyen's Blogspot