Cách chọn máy kích điện phù hợp



Khảo sát của PV Báo GĐ&XH, trên thị trường hiện nay phổ biến 4-5 chủng loại máy kích điện có xuất xứ Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam, Ấn Độ và một số nước châu Âu.


Anh Nguyễn Xuân Tuấn, Phó Giám đốc Công ty CP Kỹ thuật điện – Tự động hóa (Hà Nội) cho biết, máy kích điện là một bộ biến đổi dòng điện xoay chiều từ 220V sang một chiều 12V để dự trữ vào bình ắc quy và ngược lại, biến dòng điện một chiều DC 12V từ bình ắc quy thành dòng điện xoay chiều AC 220V. Hiện máy kích điện có 2 loại theo dạng sóng điện áp đầu ra: Hình sine chuẩn và hình sine mô phỏng. Sine chuẩn là khi ta cắm hai cực của đồng hồ vạn năng, nếu chiều ra đủ công suất tối thiểu 210V, tối đa là 220V. Còn sine mô phỏng là khi cắm hai cực của đồng hồ vạn năng, nếu chiều ra chỉ ở mức 195V – 205V.
Loại sine mô phỏng chỉ dùng cho đa số các loại tải nhẹ, ví dụ đèn chiếu sáng. Loại này không tốt cho tải động cơ lớn như quạt, máy xay sinh tố, điều hòa, nồi cơm điện, bơm nước, cửa cuốn, bình nóng lạnh… Khi sử dụng sẽ gây kêu to, nóng, có thể làm giảm tuổi thọ của đồ dùng. Loại này càng không thể dùng được cho thiết bị điện tử như TV Plasma, LCD, thiết bị âm thanh.
Máy phát điện hình sine chuẩn của một số công ty thường có các loại công suất như: 800VA, 1.500VA, 3.500VA. Hộ gia đình nên chọn loại từ 800VA – 1.500VA. Nếu muốn sử dụng điều hòa và các thiết bị cung cấp điện khác trong thời gian 24 giờ nên mua loại 3.500VA.
Vùng nông thôn nên dùng ắc quy ôtô
PGS.TS Phạm Văn Hòa, Trưởng khoa hệ thống điện, ĐH Điện Lực cho biết: Máy kích điện là bộ lưu điện, khi dùng phải đi kèm một bình ắc quy. Tuổi thọ của ắc quy thường chỉ được 3 năm thì hỏng. Khi sử dụng, người tiêu dùng nên căn cứ vào công suất sử dụng điện trong gia đình để mua bình ắc quy phù hợp. Bởi thời gian sử dụng lâu hay nhanh phụ thuộc vào dung lượng ắc quy và tổng công suất tải, không phụ thuộc vào công suất của bộ lưu điện. Ví dụ, dùng khoảng 200W với ắc quy 100Ah có thể chạy liên tục khoảng 10 giờ.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, Giảng viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, có rất nhiều loại như ắc quy chì, kiềm, khô (bạc kẽm hoặc tấm kim loại niken hydride). Điện dung của ắc quy được tính bằng ămpe/ giờ (Ah). Ắc quy càng lớn thì số Ah càng lớn và càng dùng được lâu. Ở nông thôn, thời gian mất điện dài, phải dùng loại ắc quy ôtô lớn hàng trăm Ah mới phù hợp. Ắc quy ôtô tùy loại từ 60 đến 200Ah đôi khi còn lớn hơn.
Theo TS Lợi, các nhà sản xuất quảng cáo nhiều loại ắc quy có thể nạp lại 500 lần, thậm chí đến 1.000 lần, nhưng thực chất sau vài chục lần nạp lại ắc quy đã có hiện tượng chai lì, dung điện giảm sút. Để kéo dài tuổi thọ cho ắc quy, cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Đối với loại ắc quy ôtô mua riêng, không nên dùng quạt hoặc đèn 12V mà nên dùng một thiết bị kích điện ắc quy từ 12V 1chiều thành 220V xoay chiều 50Hz để sử dụng cho đèn và quạt của lưới điện thông thường. Tất nhiên, để nạp được điện cho ắc quy phải có biến thế, nắn dòng và bộ ngắt khi ắc quy đầy điện.
Khi sử dụng thấy có dấu hiệu bị rò rỉ điện ra bề mặt phải đem đi sửa chữa ngay.
K.S Nguyễn Xuân Tuấn, Phó Giám đốc Công ty CP Kỹ thuật điện – Tự động hóa (Hà Nội)
“Nếu chỉ dùng chiếu sáng bình thường thì dùng loại ắc quy 100Ah, còn dùng đèn, xem tivi, sử dụng điều hòa… nên dùng loại 200Ah. Với bộ kích điện 1.000W và ắc quy 50Ah, có thể “chạy” cho tivi, quạt, bóng đèn trong 5 – 7 giờ”.


 

More infomations

Mọi thông tin liên lạc và trao đổi liên kết xin vui lòng gọi tới số 
0979763682
Hoặc liên hệ qua :
  • Yahoo : casauden_37
  • Skype : suachuamaytinhhn
  • Email : hoang.vietfix@gmail.com

Hoang's Blog

Blog được biên soạn bởi HoangNguyen, mọi góp ý xin vui lòng gửi mail tới địa chỉ : hoang.vietfix@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn mọi sự đóng góp của quý bạn đọc.
Hướng tới một cộng đồng Bloger Viet Nam chuyên nghiệp hơn, văn minh hơn và đa dạng hơn về nội dung.

Giờ Việt Nam

Lên đầu trang Copyright © 2010 HoangNguyen's Blogspot