Thách thức hàng đầu trong việc phát triển tài nguyên nước là xác định địa điểm thiết kế và vận hành các công trình cơ sở hạ tầng mang lại lợi ích xã hội, đồng thời bảo vệ môi trường tự nhiên.
Đập thủy điện và hồ chữa nước (Ảnh Power for Feature) |
Đập đem lại lợi ích đáng
kể cho xã hội: Giúp đảm bảo nguồn cung cấp nước tin cậy cho các thành
phố và trang trại, quản lý lũ lụt, và sản xuất điện. Tuy nhiên, xây
dựng và vận hành đập cũng gây ra một số tác động không mong muốn về kinh
tế và xã hội. Một số tác động đã được biết như hồ chứa làm ngập thung
lũng sông, người dân và hoạt động kinh tế ở các khu vực đó phải di dời
đi chỗ khác. Thế nhưng trong ngành đập và các cơ quan điều tiết, người
ta vẫn chưa hiểu nhiều về một số ảnh hưởng gây thiệt hại nhiều nhất và
lâu dài của việc xây dựng và vận hành đập. Kết quả là, những tác động
này hiếm khi được quan tâm một cách thỏa đáng khi xác định địa điểm,
thiết kế và vận hành đập.
Đập có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự lành mạnh về sinh thái của dòng sông và đời sống kinh tế, xã hội của người dân sống nhờ vào các hàng hoá và dịch vụ do con sông đem lại. Xưa nay, việc đánh giá tác động của đập đối với môi trường và xã hội chủ yếu tập trung vào các khu vực liền kề với đập và hồ chứa. Tuy nhiên, đập có thể làm thay đổi đáng kể hệ sinh thái của dòng sông ở cách xa hàng mấy trăm kilômét về phía hạ lưu do thay đổi dòng chảy (về lượng nước và thời gian chảy), thành phần hóa học của nước, cấu trúc vật lý của lòng sông và bãi sông, và liên kết thủy văn giữa vùng thượng lưu và hạ lưu và giữa con sông với bãi sông của nó. Những thay đổi vật lý và hóa học này của môi trường dòng sông dẫn đến thay đổi các điều kiện sinh học, trong đó phải kể đến sự mất đi các loài thực vật và động vật có giá trị đối với người dân địa phương: dùng làm lương thực, vật liệu xây dựng, giải trí, du lịch và các mục đích văn hóa khác. Vì đập mà trong khi chỉ có 40 - 80 triệu dân trên thế giới phải tái định cư, nhưng tổng số người phải chịu thiệt hại do sự xuống cấp của hệ sinh thái ở phía hạ lưu lại lên tới hàng trăm triệu.
Thách thức hàng đầu trong việc phát triển tài nguyên nước là xác định địa điểm, thiết kế và vận hành các công trình cơ sở hạ tầng, mang lại lợi ích xã hội, đồng thời ngăn ngừa sự mất mát các dịch vụ của hệ sinh thái tự nhiên mà các cộng đồng người dân sống gần các con sông bị đập ngăn cách rất coi trọng. Cách tốt nhất và hiệu quả nhất về chi phí để giảm thiểu những hậu quả bất lợi của đập là tránh các tác động này ngay từ đầu, bằng việc lựa chọn cẩn thận địa điểm cho các công trình mới. Sau khi đã chọn được địa điểm xây dựng đập mới, còn có thể giảm thiểu hơn nữa tác động của đập bằng cách thiết kế đập sao cho chỉ làm gián đoạn ở mức tối thiểu dòng chảy và chất lượng của nước, phù sa, chất dinh dưỡng, và sự di chuyển của cá, các loài thuỷ sinh khác. Đáng tiếc là đại đa số các đập xây trước đây, khi phát triển, người ta không cân nhắc thỏa đáng các điều kiện môi trường cần phải duy trì ở hạ lưu các đập để bảo vệ sự lành mạnh của hệ sinh thái và hỗ trợ cuộc sống, phúc lợi của các cộng đồng dân cư địa phương.
Đập có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự lành mạnh về sinh thái của dòng sông và đời sống kinh tế, xã hội của người dân sống nhờ vào các hàng hoá và dịch vụ do con sông đem lại. Xưa nay, việc đánh giá tác động của đập đối với môi trường và xã hội chủ yếu tập trung vào các khu vực liền kề với đập và hồ chứa. Tuy nhiên, đập có thể làm thay đổi đáng kể hệ sinh thái của dòng sông ở cách xa hàng mấy trăm kilômét về phía hạ lưu do thay đổi dòng chảy (về lượng nước và thời gian chảy), thành phần hóa học của nước, cấu trúc vật lý của lòng sông và bãi sông, và liên kết thủy văn giữa vùng thượng lưu và hạ lưu và giữa con sông với bãi sông của nó. Những thay đổi vật lý và hóa học này của môi trường dòng sông dẫn đến thay đổi các điều kiện sinh học, trong đó phải kể đến sự mất đi các loài thực vật và động vật có giá trị đối với người dân địa phương: dùng làm lương thực, vật liệu xây dựng, giải trí, du lịch và các mục đích văn hóa khác. Vì đập mà trong khi chỉ có 40 - 80 triệu dân trên thế giới phải tái định cư, nhưng tổng số người phải chịu thiệt hại do sự xuống cấp của hệ sinh thái ở phía hạ lưu lại lên tới hàng trăm triệu.
Thách thức hàng đầu trong việc phát triển tài nguyên nước là xác định địa điểm, thiết kế và vận hành các công trình cơ sở hạ tầng, mang lại lợi ích xã hội, đồng thời ngăn ngừa sự mất mát các dịch vụ của hệ sinh thái tự nhiên mà các cộng đồng người dân sống gần các con sông bị đập ngăn cách rất coi trọng. Cách tốt nhất và hiệu quả nhất về chi phí để giảm thiểu những hậu quả bất lợi của đập là tránh các tác động này ngay từ đầu, bằng việc lựa chọn cẩn thận địa điểm cho các công trình mới. Sau khi đã chọn được địa điểm xây dựng đập mới, còn có thể giảm thiểu hơn nữa tác động của đập bằng cách thiết kế đập sao cho chỉ làm gián đoạn ở mức tối thiểu dòng chảy và chất lượng của nước, phù sa, chất dinh dưỡng, và sự di chuyển của cá, các loài thuỷ sinh khác. Đáng tiếc là đại đa số các đập xây trước đây, khi phát triển, người ta không cân nhắc thỏa đáng các điều kiện môi trường cần phải duy trì ở hạ lưu các đập để bảo vệ sự lành mạnh của hệ sinh thái và hỗ trợ cuộc sống, phúc lợi của các cộng đồng dân cư địa phương.
Xả dòng chảy ra môi trường (Ảnh Power for Feature) |
Bài báo tập trung vào
một yếu tố vô cùng quan trọng của thách thức này: Nhu cầu duy trì dòng
chảy môi trường thích hợp ở phía hạ lưu đập. Thuật ngữ này có nghĩa là
một chế độ dòng chảy thay đổi đã được thiết kế và thực hiện, ví dụ như
thông qua việc xả nước có chủ ý từ đập xuống đoạn sông ở phía hạ lưu,
nhằm hỗ trợ các điều kiện sinh thái và các dịch vụ của hệ sinh thái mong
muốn. Việc tích hợp công tác xả dòng chảy môi trường với việc vận hành
bình thường của đập thường được gọi là sửa đổi chế độ vận hành
(re-operation).
Mọi thay đổi được đề xuất trong vận hành đập đều có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng nước và các lợi ích kinh tế hiện có. Các mục tiêu cụ thể cần đạt được bằng cách sửa đổi chế độ vận hành đập đối với việc xả dòng chảy môi trường phải được các nhà môi trường học và xã hội học có trình độ chuyên môn cao xác định cẩn thận, có sự cộng tác của các cộng đồng người dân địa phương, và việc tích hợp công tác xả dòng chảy này vào trong các hoạt động đập phải xem xét các hậu quả đối với tất cả các mục tiêu vận hành khác.
Mọi thay đổi được đề xuất trong vận hành đập đều có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng nước và các lợi ích kinh tế hiện có. Các mục tiêu cụ thể cần đạt được bằng cách sửa đổi chế độ vận hành đập đối với việc xả dòng chảy môi trường phải được các nhà môi trường học và xã hội học có trình độ chuyên môn cao xác định cẩn thận, có sự cộng tác của các cộng đồng người dân địa phương, và việc tích hợp công tác xả dòng chảy này vào trong các hoạt động đập phải xem xét các hậu quả đối với tất cả các mục tiêu vận hành khác.