Một bó dây cáp truyền dẫn được 5
gigawatt – tương đương với sản lượng của 5 nhà máy điện hạt nhân – có
thể nằm gọn trong một đường ống với đường kính chỉ 3 feet chôn được dưới
lòng đất.
Công nghệ truyền tải điện siêu dẫn tại Mỹ (Ảnh minh họa) |
Mùa xuân năm 1987 đã diễn ra một trong
những hội nghị khoa học lớn nhất lịch sử được biết đến với tên gọi
Woodstock of Physics. Ba nghìn nhà vật lý đã nhóm họp tại New York
Hilton để thảo luận về hiện tượng siêu dẫn, tức là khả năng truyền tải
năng lượng với trở kháng gần như bằng 0. Siêu dẫn hứa hẹn những ứng dụng
tuyệt vời, từ hệ thống máy tính cực nhanh đến các mô-tơ điện có công
suất cực lớn hay đơn giản là hệ thống truyền tải điện năng không gây tỏa
nhiệt lãng phí trên đường đi.
Từ đó đến nay hơn hai thập kỷ đã trôi qua
nhưng chất siêu dẫn vẫn chưa thể dành được vị trí xứng đáng như khả
năng hứa hẹn của nó. Lý do một phần bởi những vật liệu siêu dẫn được tìm
ra cuối những năm 1980 còn nhiều điểm hạn chế khiến nó khó ứng dụng vào
thực tế hơn các nhà khoa học tưởng, và một phần khác còn do khả năng
tiết kiệm năng lượng của vật liệu siêu dẫn vẫn chưa phải một đề tài thực
sự hấp dẫn trong hầu như suốt thập niên 90 của thế kỷ trước. Nhưng ngày
nay, tình hình đã thay đổi khi tiết kiệm năng lượng trở thành một giải
pháp chiến lược trong cuộc chiến chống lại quá trình biến đổi khí hậu
toàn cầu. Thêm vào đó, nhiều vấn đề kỹ thuật hóc búa xung quanh công
nghệ siêu dẫn đã được các nhà khoa học tìm ra lời giải, mà một trong số
đó chính là thành công của một nhóm các nhà nghiên cứu và kỹ sư của châu
Âu, Mỹ và Nhật Bản khi họ tìm ra cách biến các chất siêu dẫn vốn rất
giòn và dễ vỡ thành những dây cáp tương đối mềm dẻo. Nhờ đó, những hoài
nghi trước đây về khả năng ứng dụng thực sự của công nghệ siêu dẫn vào
cuộc sống đã đang dần tan biến.
Gần đây, công nghệ siêu dẫn này đã được
ứng dụng cho tàu thủy, tuốc-bin gió và xe hơi chạy bằng điện. Nhưng
thách thực lớn nhất trước mắt chính là làm sao ứng dụng nó vào hệ thống
truyền dẫn điện năng, bởi nhu cầu về một hệ thống đường dây truyền điện
đường dài để đưa điện từ những nguồn năng lượng thay thế như sức gió và
năng lượng mặt trời đang ngày một bức thiết. Chẳng hạn như tại Mỹ, khu
vực tối ưu nhất để thu sức gió là một dải kéo dài từ bắc Texas đến
Dakotas, trong khi năng lượng mặt trời lại có thể được tận dụng tốt nhất
tại Arizona và New Mexico, còn khu vực tiêu thụ năng lượng điện nhiều
nhất, tức là các khu đô thị, lại tập trung dọc theo các bờ biển hoặc
quanh vùng Hồ Lớn. Nếu sử dụng hệ thống dây điện thông thường hiện nay
thì một mặt gây mất mỹ quan và mặt khác quan trọng hơn là nó gây thất
thoát nhiều điện năng trên đường truyền tải (có thể tới 14% điện năng
nếu đường cáp được làm bằng đồng) trong khi chi phí cho hệ thống này
cũng không hề rẻ.
Và chính điều này đã tạo ra điểm vượt
trội của các sợi cáp siêu dẫn. Một bó dây cáp truyền dẫn được 5 gigawatt
– tương đương với sản lượng của 5 nhà máy điện hạt nhân – có thể nằm
gọn trong một đường ống với đường kính chỉ 3 feet chôn được dưới lòng
đất. Một phần đường ống này sẽ được nối với hệ thống làm lạnh – hiện
tượng siêu dẫn chỉ có thể diễn ra khi nhiệt độ của vật liệu siêu dẫn
được hạ xuống mức rất thấp. Trước đây người ta sử dụng heli hóa lỏng ở
nhiệt độ -269oC để làm lạnh, nhưng ngày nay các nhà khoa học đã tạo ra
loại vật liệu có thể đạt được tính năng siêu dẫn chỉ với việc làm lạnh
bằng nitơ lỏng, tức là ở nhiệt độ khoảng -70o C. Đây là một bước tiến có
ý nghĩa kinh tế lớn bởi chi phí sản xuất và làm lạnh nitơ rẻ hơn so với
chi phí này đối với heli. Hệ thống làm lạnh sẽ tiêu hao một phần năng
lượng từ dây cáp nhưng ở mức nhỏ hơn rất nhiều nếu so với lượng thất
thoát điện năng khi sử dụng đường dây điện bằng đồng.
Hiện nay, hệ thống cáp điện siêu dẫn đã
được lắp đặt thử nghiệm tại đảo Long Island, California và tiếp theo sẽ
là thành phố New York. Nếu thành công, dự kiến mạng lưới truyền tải điện
của Manhattan, Mỹ sẽ được nâng cấp toàn diện vào năm 2010 bằng loại cáp
điện mới này.
Nhãn:
truyền tải điện